- Nhận biết rau sạch, rau an toàn
Địa điểm
– Bạn nên chọn các địa điểm tin cậy để mua sản phẩm như siêu thị lớn hay các trung tâm bán rau quả sạch tại đó sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng an toàn
– Nếu không thể ra các trung tâm hoặc các cơ sở tin cậy hãy chọn những người buôn bán mà bạn đã tin cậy ( thông qua các lần sử dụng trước hoặc qua giới thiệu của người thân ). hoặc có thể từ chính nhà hàng xóm của bạn
– Có thể tự tổ chức mua chung từ một nơi sản xuất rau an toàn mà bạn biết được.
Cách nhận biết
Tem mác: với những trung tâm mua bán thực phẩm lớn bạn hãy để ý kĩ sản phẩm đó có được nhãn tem vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Có thể kiểm tra độ chính xác của tem đó thông qua một áp ứng dụng là icheck rất nhanh và độ chính xác cao.
Quan sát:
– Vẻ bền ngoài rau sạch thường không được láng bóng như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này với các loại rau: muống, ngót, cả , bắp cải. Các loại củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vần còn tươi trong khi các khác nếu được ngâm thuốc thì cuống không còn hoặc bị héo và cũ
Giá đỗ
Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước mầu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.
Bắp cải
Bắp cải đầu mùa thường có vào khoảng tháng 11, chị em nội trợ nên chọn những cây bắp cải lá cuộn chặt, lá dày đầu và khép kín, không xòe, cuống nhỏ, nặng tay, không bơm nước, nên cắt đôi bắp cải để kiểm tra trước khi mua.
Rau ngót
Mùa rau ngót bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Nên tránh những bó rau ngót có lá quá non, to, mỏng, mà chọn những bó có lá dày vừa phải, sẫm màu.
Cà chua
Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng. Bên cạnh đó, nên chọn những quả đỏ hồng, chắc tay, rắn, không dập ủng, cuống tươi non, nhất là cà chua hồng vì nó có ruột đặc, ít bột, nhiều sinh tố.
Mướp đắng
Những quả to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn. Vì vậy, nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn và chất lượng.
Rau cần
Không nên dùng những cây rau thân phình to, thân và ngó có màu trắng nõn bất thường vì loại cần này đã được bón quá nhiều phân (phân chuồng, phân hóa học, phân bón qua lá) và phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Loại cần này rất nhanh héo và cũng dễ bị độc hại khi ăn.
- Nhận biết thịt sạch
Nhận biết thịt lợn ăn tăng trọng, chất tạo nạc
Thịt lợn sạch thường có lớp bì dày, mỡ dày. Tuy nhiên hiện một số nơi đã nhập giống lợn siêu nạc, nên người tiêu dùng không nên đánh đồng giữa thịt lợn giống siêu nạc và thịt lợn siêu nạc do hóa chất. Để phân biệt 2 loại thịt này có thể dựa vào cảm quan và cảm nhận khi chế biến.
Mùi vị: Khi còn sống, thịt lợn siêu nạc sẽ có mùi tanh hơn thịt lợn sạch.
Kiểm tra lớp mỡ: Lợn siêu nạc thường có lớp mỡ mỏng dưới 1cm và lỏng lẻo, phần nạc bám sát vào da. Còn với thịt lợn bình thường, mỡ thường dày 1,5 – 2cm có màu trắng trong đến trứng ngà, ăn giòn và không ngấy như thịt mỡ lợn nuôi bằng cám tăng trọng.
Do đó nếu quan sát nếu thấy phản thịt toàn nạc, phần nạc và mỡ tách rời thì không nên mua.
Kiểm tra khối thịt: Với thịt lợn sạch, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao khi ấn xuống, thớ thịt đều, đường cắt mặt thịt khô ráo.Màu sắc: Thịt lợn sạch có màu hồng tươi trong khi thịt lợn siêu nạc thường có màu đỏ đậm khác thường, sáng và bóng. Mặt da có thể xuất hiện những đốm đỏ.
Thịt chứa tồn dư chất cấm thường khô hơn, cứng hơn và ít đàn hồi. Lợn ăn chất tạo nạc sẽ có cảm giác như ứ nước bên trong, cục nạc nổi thành u, khi thái có thể có dịch vàng chảy ra. Một cách thử đơn giản khác là khi thái thịt thành miếng dày 3-4 cm, nếu không đứng thẳng được thì đó là thịt đã nuôi tăng trọng.
Khi chế biến: Thịt lợn sạch khi luộc nước trong, không váng bẩn, khi rang miếng thịt nở ra, không ra nước, có mùi thơm. Thịt siêu nạc hoặc nuôi cám tăng trọng khi luộc thường nhiều váng, nước có mùi hôi, khi rang ra nhiều nước, ăn khô. Nếu lợn được người chăn nuôi cho ăn kháng sinh, khi nấu thịt sẽ bốc hơi mùi kháng sinh dễ nhận biết.
Thịt ngậm chất bảo quản
Khi thịt đã ôi, một số người bán thường “hô biến” thịt ôi thành tươi bằng cách ướp hàn the, muối diêm… để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng. Khi ướp những chất này, thịt trông sẽ đỏ tươi nhưng không còn độ dính dẻo tự nhiên, thớ thịt săn, cứng, mất độ đàn hồi. Ngoài ra khi cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, màu hơi thâm, có mùi. Loại thịt này khi rửa sẽ chuyển màu nhợt và có mùi tanh rất khó chịu, mỡ có màu vàng. Khi nấu, nước thịt ôi sẽ đục, mùi hôi, mỡ bề mặt sẽ tách thành những hình tròn nhỏ thay vì nổi váng lớn như thịt tươi.
Thịt nhiễm ký sinh trùng
Phổ biến nhất là lợn nhiễm giun sán. Người tiêu dùng cần quan sát kỹ trước khi mua, nhất là những vùng thịt có gân mỡ như thịt vai, thịt bắp, thịt thủ… nếu thấy những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc) thì không nên mua.
Khi thái thịt, có thể cắt thịt theo thớ dọc, nếu thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt cần phải loại bỏ ngay, không nên tiếp tục chế biến vì thực phẩm này đã bị nhiễm kén sán.
Thịt bò và thịt trâu khá giống nhau, và nếu không tinh mắt bạn có thể bị lừa hoặc mua phải loại thịt kém chất lượng. Đơn giản nhất là bạn sẽ phải bỏ ra một khoản kha khá để có những món ăn chế biến từ thịt bò cho gia đình mình. Vậy mà mua phải thịt không ngon thì quả là vừa tiếc tiền, vừa không được ăn. Chính vì vậy hôm nay meovat9 sẽ giúp bạn có mẹo chọn thịt bò tươi ngon cực chính xác luôn, đảm bảo lần sau khi đi chợ bạn sẽ tự tin hơn khi mua thịt bò.
Chọn thịt bò bằng chính các giác quan của bạn
Khi đến hàng thịt bò, bạn hãy chọn hàng nào có thịt đỏ tươi (không phải đỏ sậm nhé), khi ấn tay vào thịt có sự đàn hồi tốt, sờ vào thịt không lạnh. Mà nếu là thịt bò để lạnh sẽ biết ngay, khi để ra ngoài những phần thịt tiếp xúc với không khí sẽ có màu tái, nhìn là thấy và sờ vào giữa miếng thịt thấy lạnh tay.
Phân biệt thịt bò già, bò tơ
Thịt bò già thớ thịt to, màu đỏ tím, mỡ có màu xam xám còn thịt bò tơ thớ thịt mịn, thịt mềm, màu đỏ tươi, mỡ có màu trắng. Chọn thịt có mùi thơm, nếu thịt có mùi hôi và trên thịt có nốt hoặc màu đỏ sậm (như kiểu thịt con gà cắt tiết chưa hết ấy) là thịt không ngon. Đó là mẹo chọn thịt bò tươi ngon và cực chuẩn.
Phân biệt thịt trâu và thịt bò
Nếu như thịt trâu và thịt bò già đều có đặc điểm là thớ thịt to, có màu đỏ sậm hơn thịt bò non, vì vậy bạn phân biệt qua màu mỡ của nhé. Thịt bò già mỡ sẽ có màu xam xám (vàng sậm), còn thịt trâu thì mỡ sẽ có màu trắng. Nhưng đa số nhìn thịt trâu và thịt bò bạn có thể nhận biết được ngay, vì đa số thịt trâu màu thịt vẫn sậm hơn thịt bò già, nhìn vào miếng thịt có màu tối hơn là thịt bò.
Phân biệt thịt bơm nước và không bơm nước
Thông thường nhìn miếng thịt bị bơm nước sẽ ướt và nhoáng nước hơn là miếng thịt không bị bơm. Miếng thịt không bị bơm nước nhìn bằng mắt thường chúng ta sẽ thấy nó khô, những phần tiếp xúc với không khí bị khô lại (nếu là mùa hè, thịt để khoảng 15 phút mà chưa cắt thì có vẻ xe lại, không hề nhấp dính). Đó là thịt ngon.
Chọn thịt theo mục đích sử dụng
Nếu bạn muốn làm món bò sốt vang thì nên chọn thịt nhiều gân khi nấu sẽ giòn ngon, khi làm những món hầm thì nên chọn bắp bò, với những món xào nên chọn thịt mông là ngon nhất. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn phần thịt phù hợp với túi tiền của mình mà lại ngon, dễ chế biến nhất.